Bồ Công Anh Trung Quốc làm vị thuốc bổ đắng, tẩy máu, lọc máu

2021-06-21 Ông Tư Tóc Bạc

A- Mô tả cây:

Cỏ sống dai, có rễ trụ. Lá mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá cắt thành nhiều thùy nhỏ như răng nhọn, mềm trông giống hàm răng sư tử do đó có tên dens leonis( có nghĩa là răng con sư tử); từ giữa vòng lá mọc lên cuống hoa tự màu vàng, khi già ra quả có lông màu trắng xếp thành hình cầu. Căn cứ vào màu sắc hoa, dáng lá, hình quả người ta chia ra nhiều loại khác nhau

B- Phân bố, thu hái và chế biến:

Cây này mọc hoang tại các vùng núi cao của nước ta, như Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt, không rõ mọc tự nhiên hay do người Pháp trước kia đưa giống vào trồng lấy lá làm rau ăn xà lách rồi còn sót giống lại. Tại Hà Nội trước đây cũng thấy có trồng và lấy lá bán cho người Pháp, nhưng từ cách mạng tháng 8 năm 1945 hầu như không thấy trồng. Rễ thu hái vào giữa mùa hè là thời kỳ có vị đắng nhiều nhất, người ta cho rằng tác dụng của rễ và cây là ở chất đắng này. Nếu hái vào thu đông vị đắng kém và rễ chứa nhiều inulin, ít tác dụng.

C- Công dụng và liều dùng:

Các nước châu Âu dùng rễ bồ công anh làm vị thuốc bổ đắng, tẩy máu, lọc máu; lá ăn như rau xà lách và làm thuốc cùng một công dụng như rễ.

Sách Trung Quốc cổ coi bồ công anh có vị ngọt, đắng, tính hàn, vào hai kinh tỳ và vị có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, tán kết, thông sữa lợi tiểu dùng trong các bệnh sưng vú, mụn nhọt, tiểu tiện khó khăn, ít sữa. Ngày dùng 4-12 g dưới dạng thuốc sắc

Liên Hệ Với Chúng Tôi

VỀ IFARMER.VN

Liên Hệ Sứ Mệnh

Tài khoản : 0071000674734,Vietcombank, PGD Quang Trung, Huỳnh Trúc Mai

Tài khoản : 6280205399880, Agribank Đông Sài Gòn, Huỳnh Trúc Mai

SẢN PHẨM MÙA DỊCH